Ăn nóng, uống nóng
Vào những ngày đông lạnh giá, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngâm nhi một cốc trà nóng hoặc ngồi quây quần bên nồi lẩu cùng những món ăn nóng hổi. Trên thực tế, đồ ăn nóng không chỉ giúp chúng ta ngon miệng mà còn có tác dụng làm ấm cơ thể.
Tuy nhiên, đồ ăn quá nóng lại gây hại cho khoang miệng, thực quản, dạ dày.
Niêm mạc miệng, niêm mạc hệ tiêu hóa vốn rất mỏng nên dễ bị tổn thương. Bất cứ loại đồ uống nóng hay thức ăn vừa nấu xong đều có nhiệt độ quá cao có thể làm tổn thương khoang miệng, gây bỏng thực quản.
Niêm mạc bị tổn thương do nhiệt độ quá cao có thể rơi vào trạng thái viêm. Nếu các tế bào có sự đột biến, các khối u sẽ hình thành và phát triển nhanh, gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên dùng đồ uống ở nhiệt độ khoảng 50-60 độ C. Khi ăn lẩu, hãy gắp thức ăn ra bát chờ nguội bớt rồi mới đưa lên miệng.
Khi ăn các món nóng như bún, phở cũng nên chờ cho chúng nguội bớt rồi mới bắt đầu thưởng thức. Đây là cách giúp bảo vệ khoang miệng, thực quản và dạ dày.
Uống ít nước
Vào mùa đông, nhiều người ít vận động, ít ra mồ hôi nên cảm thấy không cần phải uống nhiều nước như mùa hè. Tuy nhiên, ngay cả khi trời lạnh, chúng ta vẫn cần uống khoảng 2 lít nước/ngày. Không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể mất nước, làn da trở nên khô ráp và kéo theo cả tá bệnh tật nguy hiểm khác.
Bỏ qua bữa sáng
Vào những ngày trời lạnh, ai cũng thích nằm trên giường thêm một lúc nữa. Tuy nhiên, khi dậy muộn, chúng ta lại phải vội vàng để kịp giờ đi học, đi làm mà không kịp ăn sáng.
Bỏ bữa sáng là một thói quen cực kỳ xấu, gây hại cho sức khỏe. Nó có thể khiến bạn bị hạ đường huyết, mệt mỏi kéo dài. Hãy dậy sớm hơn một chút và dành ra khoảng 15 phút để ăn sáng. Đó là cách để đảm bảo năng lượng giúp bạn có sức lực cho các hoạt động trong ngày.