Những người có EQ cao có cách giao tiếp tạo nên một sức hút đặc biệt với người đối diện.
Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện đa phần những người có EQ cao đều biết cách nói chuyện, giao tiếp tài tình. EQ chưa chắc mang lại cho bạn thành công, nhưng có thể giúp bạn tiến gần với thành công và dễ dàng chinh phục lòng người.
Với suy nghĩ đó, đây là 8 thói quen của những người có EQ cao, giỏi giao tiếp xã hội mà mỗi người nên học hỏi:
1. Người EQ cao thận trọng trong lời nói
Nói đúng lúc là trí tuệ, im lặng lúc cần cũng là trí tuệ. Hiểu lý nhưng không tranh cãi, biết người nhưng không phán xét, đó là biểu hiện của sự tu dưỡng của người EQ cao.
Không chủ động chạm vào nỗi đau của người khác, cũng tránh phá vỡ niềm tin của họ. Quan trọng là nhiều lúc chúng ta không thể chắc chắn rằng những gì mình thấy đã là sự thật tuyệt đối.
Nếu những gì ta nhìn thấy chỉ là sự thật mà ta tự cho là đúng, việc phán xét tuỳ tiện chỉ càng gây tổn thương lớn hơn.
Thận trọng trong lời nói và hành động. Thận trọng trong lời nói không dễ, điều này đòi hỏi sự chín chắn và sự điềm tĩnh sau khi trải nghiệm đủ nhiều trong cuộc sống.
Khi đối mặt với một sự việc, chúng ta có thể có suy nghĩ và đưa ra kết luận của riêng mình.
Không tùy tiện đưa ra kết luận, không tùy tiện đánh giá một sự việc. Điều này không phải vì chúng ta hèn nhát hay giả tạo mà vì chúng ta hiểu rằng mỗi người cũng có những khó khăn của riêng mình.
Hiểu lý nhưng không tranh cãi, biết người nhưng không phán xét, đó là biểu hiện của sự tu dưỡng của người EQ cao. Ảnh minh họa
2. Người EQ cao có lòng tự trọng vững vàng
Lòng tự trọng không vững vàng chính là gốc rễ của sự khó xử ngoài xã hội.
Một nghiên cứu năm 2016 do nhà thần kinh học Valentina Paz đứng đầu thực hiện đã tiết lộ rằng những người có lòng tự trọng thấp sẽ gặp khó khăn hơn trong các giao tiếp xã hội.
Sở dĩ như vậy vì một người có suy nghĩ thấp kém về bản thân chắc chắn cũng sẽ sợ bị mọi người từ chối.
Do đó, để xây dựng các kỹ năng xã hội tốt, cần học cách tin tưởng vào khả năng của bản thân và chấp nhận điểm mạnh và chấp nhận điểm yếu của chính mình.
Bởi vì nếu ta không hiểu chính mình, thì người khác sẽ quy chụp hình ảnh về ta. Còn một khi đã thấu hiểu giá trị của bản thân, những lo lắng trong giao tiếp xã hội sẽ biến mất vì ta sẽ bớt bận tâm những gì người khác nói về mình.
3. Người EQ cao biết lắng nghe
Không ai thích người nói leo. Lắng nghe cẩn thận người khác nói là một cách thể hiện sự tôn trọng. Đừng vội ngắt lời, cũng đừng gấp gáp thể hiện ý kiến.
4. Người EQ cao cung cấp thông tin chi tiết khi nói chuyện
Một người không thích giao tiếp với người khác ở nơi công cộng cũng sẽ chỉ muốn dành ít thời gian nhất có thể khi đến lượt mình phải nói về điều gì đó.
Tuy nhiên, thái độ này là thứ phá hỏng một cuộc trò chuyện và nó cũng không tốt cho kỹ năng trò chuyện.
Những gì cần làm là học cách cung cấp thông tin chi tiết. Điều này đặc biệt tuyệt vời nếu chủ đề là thứ ta biết.
Cung cấp nhiều chi tiết trong giao tiếp có thể là một cách tuyệt vời để xây dựng kỹ năng trò chuyện và làm cho thời gian bên những người khác thú vị hơn.
5. Người EQ cao không tìm cách thay đổi ai đó
Trong tâm lý học có một hiệu ứng tên là "Hiệu ứng phản tác dụng".
Khi gặp phải những quan điểm và lý luận trái ngược với nhận thức của bản thân, trong tiềm thức họ sẽ bác bỏ những điều đó và củng cố quan điểm, lý luận của mình chắc chắn hơn.
Cho nên đừng cố thay đổi hay thuyết phục ai đó, bạn không có quyền và cũng không có khả năng.
Trong các tình huống giao tiếp xã hội, hãy thường xuyên mỉm cười với người khác, kèm các cử chỉ khi trò chuyện. Ảnh minh họa
6. Người EQ cao bồi đắp danh tiếng như một nghệ sĩ
Trong giao tiếp xã hội, mọi người sẽ kết luận về ta dựa trên những gì rõ ràng nhất. Sau đó, họ phân tích mọi thứ ta làm để phù hợp với giả định của họ.
Ví dụ, nếu ta tỏ ra nhút nhát, rụt rè và nhếch nhác, sẽ chẳng ai còn quan tâm ta có tài giỏi như Albert Einstein hay không.
Thông thường, mọi người thường vô tình tự nhận mình là người nhút nhát và không hòa nhập từ trước cả khi gặp gỡ người khác. Và khi điều này xảy ra, sự giao tiếp khó diễn ra suôn sẻ.
Điều cần làm là trau dồi danh tiếng của mình như một nghệ sĩ. Khi bước ra ngoài, hãy ăn mặc chỉnh chu để thu hút người khác bên cạnh, biết cách thể hiện bản thân như một hình ảnh của sức mạnh, sự tự do và sự cởi mở.
Trong các tình huống giao tiếp xã hội, hãy thường xuyên mỉm cười với người khác, kèm các cử chỉ khi trò chuyện.
Nghiên cứu về tác động của nụ cười đối với tương tác xã hội do Tiến sĩ Daniel John đứng đầu đã tiết lộ rằng nụ cười thúc đẩy hiệu quả giao tiếp vì nó được người đối diện coi là dấu hiệu của sự nồng ấm.
7. Không lấy bí mật ra làm chủ đề nói chuyện quá nhiều lần
Nếu đã gọi là bí mật thì không thích hợp để nhắc đến quá nhiều.
Dù đối phương đã chấp nhận chia sẻ chuyện riêng tư với bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ vui vẻ hay thoải mái khi bạn cứ nhắc đến chuyện đó.
8. Không đòi hỏi sự hoàn hảo ở bản thân
Nhà trị liệu nhận thức-hành vi Jennifer Shannon đã giải thích rằng hầu hết mọi người trở nên lo lắng thái quá khi giao tiếp với người khác vì họ muốn trở nên hoàn hảo 100%.
Họ cảm thấy mình phải luôn nói điều đúng đắn vào thời điểm thích hợp và phải là một người hài hước trong cuộc trò chuyện.
Họ nghĩ rằng nếu không gây được ấn tượng với bạn bè hoặc đối tác, nghĩa là họ đã thất bại.
Điều này dẫn tới sự căng thẳng trong tâm trí.
Nếu muốn xử lý các tình huống xã hội tốt hơn, cần phải hiểu rằng ta không mắc nợ bất cứ ai, bất cứ điều gì trong một cuộc trò chuyện. Ta không có nhiệm vụ phải trở nên ấn tượng.
Người EQ thấp có 8 thói quen độc hại khiến người khác không thể thân thiết nổi
GĐXH - Những người EQ thấp có khả năng xử lý và điều phối mối quan hệ giữa các cá nhân kém.
7 câu người EQ cao rất hay dùng nơi công sở khiến họ ghi điểm với cấp trên và đồng nghiệp
GĐXH - Việc ứng xử khéo léo nơi công sở có thể giúp người EQ cao có thêm nhiều cơ hội mới cho bản thân.