8 thói quen trong sinh hoạt làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm virus và chuyển nặng

23/08/2021 12:29
Trong thời điểm hiện nay, việc giữ gìn hệ miễn dịch khỏe mạnh là đặc biệt quan trọng để phòng tránh bệnh tật, nhất là Covid-19. Có 8 thói quen là suy giảm hệ miễn dịch bạn nên bỏ ngay.

 

Không uống đủ nước

Cơ thể mất nước sẽ hạn chế việc tiết các protein kháng khuẩn vào nước bọt. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ mang chất dinh dưỡng và ô xy đến các tế bào, đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang và giúp ổn định huyết áp và tăng cường miễn dịch.

Vì vậy, cần tập thói quen uống nước ngay cả khi không khát và cần uống từ từ từng ngụm trong cả ngày để đủ lượng nước được khuyến cáo là 40ml/kg trọng lượng.

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và hạn chế số lượng các ‘tế bào sát thủ’ giúp chống lại các vi khuẩn. Nghiên cứu của Đại học Chicago tìm thấy rằng, những người chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm, kháng thể cơ thể chống lại cúm giảm 50% so với những người trọn giấc 7-8 giờ một đêm.

8 thói quen trong sinh hoạt làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm virus và chuyển nặng

Lười vận động

Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ cho thấy, ít vận động có thể làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Thói quen tập thể dục giúp cơ thể sản xuất endorphins giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc, nó cũng giúp chống lại cholesterol, béo phì, huyết áp cao và thậm chí cả ung thư. Ngoài ra còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch giúp giữ cho bạn khỏe mạnh.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng khuyến nghị, nên dành 150 phút hoạt động thể chất vừa phải - như đi bộ nhanh, hoặc 75 phút hoạt động thể chất mạnh/tuần.

Hút thuốc

Hút thuốc và hút thuốc thụ động đều gây hại cho sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 3.000 người Mỹ bị tử vong vì ung thư phổi do hút thuốc thụ động.

Đây cũng là thói quen khiến hệ miễn dịch của bạn suy giảm trầm trọng, nên từ bỏ ngay.

Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh

Trong đồ ăn nhanh thường chứa nhiều đường, nhiều muối và được chiên rán khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, làm gia tăng gánh nặng cho các cơ quan nội tạng, từ đó làm suy yếu khả năng miễn dịch.

Uống quá nhiều rượu

Rượu, bia và chất kích thích có thể tàn phá hệ miễn dịch, tấn công các vi khuẩn có lợi, phát triển các vi khuẩn có hại, làm hại gan và dạ dày.

Các chuyên gia khuyên nữ giới không nên uống nhiều hơn 1 ly nhỏ/ngày và nam giới nên dừng lại ở mức 2 ly nhỏ/ngày.

8 thói quen trong sinh hoạt làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm virus và chuyển nặng

Không giải tỏa cảm xúc của bản thân

Cảm xúc căng thẳng, mệt mỏi và stress trong cuộc sống và công việc chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ thống miễn dịch.

Bạn nên tương tác thường xuyên trong cộng đồng giúp giảm đi những cảm xúc tiêu cực này. Một số nghiên cứu cho thấy càng có nhiều sự tương tác và các mối quan hệ, chúng ta càng muốn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Các nhà nghiên cứu New York sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra đã đưa ra nhận định: Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây tổn hại khả năng miễn dịch bẩm sinh của đường ruột, nguyên do là sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bị nhiễm trùng. Từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra rửa tay quá nhanh cũng có thể khiến bạn dễ bị vi khuẩn, virus tấn công

Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ 5% mọi người rửa tay đúng cách, và cứ 3 người thì chỉ có 1 người sử dụng xà phòng và 1/10 không bận tâm đến bồn rửa. Thói quen không rửa tay khiến bạn tiếp xúc với tất cả các loại vi khuẩn và virrus gây bệnh.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo, nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong vòng 15 - 20 giây để loại bỏ tối đa vi khuẩn và virus.

Trên đây là những thói quen hằng ngày có thể làm suy yếu hệ miễn dịch mà mình đọc được trên báo nên chia sẻ lại. Dịch bệnh vẫn đang phức tạp, mọi người Hãy chú ý thay đổi những thói quen lối sống làm suy giảm hệ miễn dịch này để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

 

Theo xahoi.com.vn

8 thói quen trong sinh hoạt làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm virus và chuyển nặng - Sức Khỏe