Thạc sĩ, bác sĩ Cao Hữu Thịnh – nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, hiện là chủ một phòng khám tại quận 5, TP.HCM được xem là bác sĩ mát tay cho hàng nghìn người vợ hiếm muộn.
Đây cũng là vị bác sĩ của ca sinh năm duy nhất tại Việt Nam. 5 đứa trẻ đã học lớp 4 và bác sĩ Thịnh chuyển hẳn sang gắn bó với chuyên ngành hiếm muộn.
Vừa kết thúc buổi sáng chuyển phôi cho hơn 20 bà mẹ, bác sĩ Thịnh cho biết 'vừa giúp vợ người ta mang thai'. Giúp là vậy nhưng bác sĩ Thịnh lại trở thành ân nhân của hàng nghìn người, vì nhờ có anh mà họ có được hạnh phúc vô bờ bến.
Những câu chuyện xúc động về người phụ nữ hiếm muộn được bác sĩ Thịnh chia sẻ rất nhiều. Ví dụ trường hợp một cô gái trẻ mỗi lần đi khám hiếm muộn tâm trạng đều nặng nề, buồn bã vì quá áp lực chuyện sinh con.
Bao năm không thể sinh con, gia đình nhà chồng đặt áp lực lên cô rất nhiều. Lần đi làm hỗ trợ sinh sản này, cô gái và gia đình chồng đều cam kết không có thai thì chồng sẽ lấy vợ khác.
Đến lúc thử thai, cô gái sợ hãi. Bác sĩ động viên mãi cô ấy mới dám thử. Que thử thai lên hai vạch, cô gái trẻ ôm trầm bác sĩ Thịnh khóc như đứa trẻ.
Cô mất bình tĩnh không còn nhớ đường về nhà, ngồi ở phòng khám mấy tiếng đến khi bình tĩnh hơn cô ấy mới thở dài nhưng ánh mắt đã không còn nặng nề như trước.
Bác sĩ Thịnh mổ sinh cho sản phụ tại BV.
Hay có một bệnh nhân từ Hà Nội đã 40 tuổi nhưng vẫn tìm tới bác sĩ Thịnh để làm hỗ trợ sinh sản. Bác sĩ Thịnh cho biết đây là một ca khó. Bệnh nhân đã làm nhiều lần thất bại. Trứng của bệnh nhất rất ít. Nhưng bệnh nhân đã trao gửi niềm tin nên bác sĩ đành tìm mọi cách để làm thụ tinh nhân tạo cho bệnh nhân.
Một lần kích trứng được 2,3 quả, bác sĩ phải trữ đông và kích trứng hai lần mới làm được thụ tinh trong ống nghiệm.
Cơ duyên đến với hiếm muộn
Tốt nghiệp đại học Y Dược TP.HCM về làm tại Bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ Thịnh cho biết ban đầu anh cũng chỉ là bác sĩ sản, công việc khám chữa các bệnh phụ khoa, sinh sản.
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện tuyến cuối ở khu vực phía nam nên có rất nhiều mặt bệnh, ca bệnh khó. Nhờ đó, tay nghề bác sĩ “lên rất nhanh”.
Một buổi sáng chuyển phôi cho gần 20 người của bác sĩ Thịnh.
Trong quá trình làm việc, bác sĩ thấy có quá nhiều bệnh nhân hiếm muộn. Bác sĩ Thịnh bắt đầu tìm tòi và đi học về hiếm muộn. Nhưng có những điều rất lạ đó là những ca rất khó họ đã làm nhiều lần thất bại nhưng khi “vào tay” bác sĩ Thịnh lại đậu thai.
Vì vậy, bác sĩ Thịnh thấy mình có cái duyên với hiếm muộn vì mát tay và càng ngày càng hướng về chuyên ngành hiếm muộn hơn.
Mỗi lần bệnh nhân đậu thai họ mừng rỡ chia sẻ với bác sĩ, hạnh phúc gia đình của họ cũng được níu lại cũng khiến bác sĩ vui với công việc của mình hơn.
Bác sĩ Thịnh tâm sự làm bác sĩ hiếm muộn rất “cực”, không có thời gian tiêu tiền, không có thời gian ăn. Hàng ngày 6h anh thức dậy, hơn 7h bắt đầu vào làm việc hút trứng, làm phôi. 11h trưa đi hai, ba bệnh viện để mổ sinh cho các bà mẹ.
Buổi chiều 2h khám bệnh tới 20h – 21h tối mới xong. Thậm chí, cuối tuần cũng làm việc đều vì hiếm muộn đã tiêm thuốc đến ngày là lấy trứng, nếu nghỉ cuối tuần thì trứng sẽ già và rụng mất.
Trong suốt quá trình làm hỗ trợ sinh sản, giây phút chuyển phôi thiêng liêng vô cùng bởi nó quyết định người mẹ có mang thai hay không, khi đó không chỉ bác sĩ mà người làm cha làm mẹ đều vui mừng cũng như hồi hộp mong chờ.
Theo BS Tịnh, trong 10 ca chuyển phôi, tỉ lệ đậu thai vào khoảng 60 - 70%, ai chưa may mắn đậu lần đầu sẽ có cơ hội đậu lần sau và hy vọng của những người làm thụ tinh ống nghiệm đều có kết quả tốt…
Khánh Chi