PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đang thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: HÀ LINH
Từ 1-2 tháng tuổi đã có thể viêm xoang
Bé Nguyễn Thanh M. (3 tuổi, Hà Nội) sốt cao 39 - 40
o
C, người mệt mỏi, ăn kém, rồi mắt trái bị sưng tấy, dần lồi ra phía trước. Gia đình đưa bé tới bệnh viện, chícháp xe mắtđỡ sưng nhưng 10 ngày sau mắt lại sưng hơn.
Các bác sĩ cho bé chụp CTScan chẩn đoán ghi nhận viêm đa xoang mạn tính có biến chứng mắt, thị lực giảm nghiêm trọng phải phẫu thuật.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, cho biết "Trung bình mỗi ngày tôi điều trị cho khoảng 20 - 30 bệnh nhân, đa phần là viêm đa xoang rất nặng" - PGS Dinh cho biết.
Viêm xoang với trẻ nhỏ thường có các triệu chứng tương tự như bệnh cảm, bao gồm nghẹt mũi hay chảy nước mũi và sốt nhẹ.
Đối với người lớn, viêm xoang mạn tính nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: có thể có triệu chứng xa nơi bệnh như ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp;
Nếu ở nhóm xoang sau, bệnh nhân không bị chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy, một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kính hậu nhãn cầu.
Tái phát 6 - 8 lần/năm, khó điều trị triệt để
PGS Dinh cho biết nhiều người coi thường bệnh viêm xoang và thực tế nó dễ bị bỏ qua, dẫn tới các tai biến khôn lường.
Việc không phát hiện và điều trị sớm viêm xoang không chỉ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu tại chỗ mà còn gây viêm kết mạc mắt dễ dẫn tới mù, liệt mắt, giãn đồng tử, viêm thần kinh thị giác, viêm hoặc u nhầy các xoang sau..., đặc biệt dẫn tới viêm màng não mủ, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang hang, nhiễm khuẩn nội sọ... gây nguy hiểm cho tính mạng.
Thông thường mỗi năm bệnh tái phát khoảng 6 - 8 lần.
Theo bà Dinh, việc điều trị viêm xoang không đơn giản là chỉ dùng kháng sinh. Tùy theo loại xoang, cấp bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Đối với cấp tính thì uống thuốc kháng sinh cỡ chừng 10 ngày tới 2 tuần. Còn mạn tính nhiều từ 4 - 6 tuần.
Ngoài thuốc kháng sinh ra, ngưòi ta có thể dùng những loại thuốc khác làm cho niêm mạc bớt sưng lên để các xoang dễ thông hơn và dùng nước muối rửa sạch.
Thậm chí, theo PGS Dinh, nếu muốn điều trị triệt để phải phẫu thuật đưa vào trong lấy mủ ra để cấy vi trùng, vi khuẩn, hoặc thử với những loại thuốc trụ sinh khác nhau để xem loại vi trùng nào làm cho họ bị bệnh đó, rồi phải lựa đúng thuốc khắc tinh của vi trùng đó mà chữa mới hiệu quả.
Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thì giờ và gây đau đớn cho bệnh nhân. Thành ra chỉ khi nào những người thật sự có vấn đề với hệ thống đề kháng thì mới làm như vậy.
Trường hợp điều trị không hiệu quả thì phải phẫu thuật nạo vét. Nhưng cũng phải thấy rằng, mỗi người có tới 40 xoang, các xoang nằm rất ngõ ngách, nên kể cả phẫu thuật đôi khi cũng không lấy hết.
Hơn nữa, bệnh viêm xoang liên quan chặt với yếu tố môi trường và sức đề kháng của cơ thể nên khi sức đề kháng yếu, hoặc bị các bệnh khác thì bệnh tiếp tục tái đi tái lại.
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang:
- Nên đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm.
- Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá...
- Tránh hít luồng không khí lạnh, khô. Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc.
- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.