Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

18/09/2022 07:10
(Dân trí) - Nằm giữa rừng ngập mặn Cần Giờ là khu mộ chum cổ với niên đại hơn 2.000 năm được phát hiện với nhiều di cốt, đồ tùy táng bằng gốm, đá, thủy tinh được chế tác tinh xảo.

Bí ẩn khu mộ chum cổ 2.000 năm tuổi ở TPHCM

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Cách trung tâm TPHCM khoảng 60km, di tích Giồng Cá Vồ (ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) được phát hiện và khai quật lần một vào năm 1994. Từ đầu năm 2021 đến nay, nơi này tiếp tục được các nhà khảo cổ học khai quật và nghiên cứu một lần nữa.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Di tích Giồng Cá Vồ là một giồng đất đỏ cao hơn bề mặt xung quanh trung bình khoảng 1,5m. Giồng này nằm ở tả ngạn sông Hà Thanh (một nhánh của sông Dinh Bà), trên một gò cao được bao quanh bởi sông và rừng ngập mặn. Trên bề mặt giồng lộ dày đặc các dấu tích khảo cổ với mật độ phân bố khá lớn.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Các chuyên gia khảo cổ học sau khi di chuyển bằng thuyền qua giồng đất, phải đi bộ xuyên rừng ngập mặn khoảng 500m để vào khu khai quật.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Anh Nguyễn Văn Mạnh, cán bộ phụ trách khai quật thuộc Viện khảo cổ học Việt Nam cho biết, sau khi khai quật ở khu đất có diện tích hơn 200m2 đã tìm thấy hàng trăm mộ có niên đại hơn 2.000 năm.

"Có tới 224 mộ chum cổ, 15 mộ đất và hàng trăm đồ được tùy táng cùng các di cốt. Khu đất với hàng nghìn m2 tại di chỉ khảo cổ này có thể vẫn còn nhiều quần thể mộ khác", anh Mạnh nói.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Cùng với các dấu tích mộ chum gốm, các chuyên gia còn phát hiện thêm dấu tích của nhiều mộ đất. Đa số đều bị xáo trộn, có mộ chỉ có phần sọ, có mộ chỉ có phần xương chi và nhiều đoạn xương khác. Trong đó, xuất lộ một di cốt người cổ, bước đầu xác định là người đàn ông cao khoảng 1,65m, có niên đại khoảng 2.300 năm.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Theo các chuyên gia khảo cổ học, các mộ chum sau khi khai quật, phát hiện nhiều đồ tùy táng đi cùng như: gốm, vòng đá, khuyên tai bằng thủy tinh hoặc vàng lá...

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Bên trong các hố khai quật, hàng chục mộ chum gốm được phát hiện sát nhau với đủ kích thước, đa số đã nứt vỡ, không còn nguyên hình dáng ban đầu sau hàng nghìn năm nằm dưới lòng đất.

Mộ chum là loại hình mai táng mà người chết được đặt thi thể hoặc di cốt vào trong chum gốm, các chum gốm có đường kính trung bình từ 40-70cm.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Công việc hàng ngày của nhóm khảo cổ là xử lý các di cốt, di vật, sau đó là phục chế hình dáng ban đầu từng mộ chum gốm.

"Khâu phục chế mất thời gian nhiều nhất, tùy từng mộ có kích thước to nhỏ và sự hư hỏng khác nhau. Có cái làm một tuần là xong, nhưng nhiều cái làm đến nửa tháng mới hoàn thành", anh Nguyễn Văn Mạnh (cán bộ phụ trách khai quật) cho biết.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Các phần mộ chum trải qua hàng nghìn năm dưới lòng đất đã bị nứt vỡ, hư hại nghiêm trọng, các nhân viên khảo cổ phải tìm lại từng mảnh vỡ và dùng keo chuyên dụng để ghép nối, phục hồi lại hình dáng ban đầu của từng phần mộ.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Những ngôi mộ này đều được đánh số thứ tự chi tiết. Theo anh Mạnh, trong khoảng 200 mộ chum, thì có 70 mộ được phục chế, còn lại để nguyên hiện trạng ban đầu để phục vụ công tác nghiên cứu, một phần để trưng bày tham quan sau này.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Các mộ chum có kích thước khác nhau. Trong hình là một trong số ít ngôi mộ chum được phục chế và còn nguyên lỗ thông linh.

Theo Viện Khảo cổ học, mộ chum là đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, phát triển cực thịnh vào khoảng 2.500-2.000 năm trước, phân bố chủ yếu ở miền Trung Việt Nam.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Hiện khu khai quật được bảo vệ trong một khu nhà tôn, dự kiến vào cuối năm 2022 sẽ hoàn thiện việc khai quật và bàn giao cho TPHCM. Khu di tích này sẽ được bảo quản theo phương pháp cứng hóa địa tầng tại chỗ để phục vụ việc trưng bày, tham quan cho du khách.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Ngay phía bên ngoài, nhiều di vật được tìm thấy trong các ngôi mộ được phân loại và bảo quản tạm thời. Một số khác đã được đưa về các đơn vị nghiên cứu.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Khuyên tai hai đầu thú làm bằng đá xanh hiếm thấy trên thế giới có niên đại hàng nghìn năm. Ngoài ra, các loại trang sức bằng vàng lá cũng được phát hiện trong các mộ chum.

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Rất nhiều loại đồ tùy táng khác làm bằng đá, gốm, kim loại, thủy tinh,... được tìm thấy trong khu khai quật.

Theo các chuyên gia, những đồ tùy táng trong mộ cho thấy những người cổ này có mối quan hệ giao lưu kinh tế văn hóa rất rộng lớn, không phải chỉ trong khu vực Nam Dương mà có tính hướng biển rất rõ ràng, quan hệ với toàn khu vực Đông Nam Á và kể cả Ấn Độ về các mặt kinh tế, kỹ thuật…

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM

Sau khi hoàn thành công việc trong ngày, các chuyên gia khảo cổ học phải di chuyển bằng thuyền qua sông, xuyên rừng ngập mặn để trở về đất liền.

Trong tương lai, Sở VHTT TPHCM sẽ thực hiện dự án khu nhà trưng bày và tham quan di tích này. Di chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ được Bộ Văn hóa công nhận vào năm 2000, thuộc nhóm di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia cần được bảo vệ.

Theo Nguồn dantri.com.vn

Xuyên rừng ngập mặn khám phá khu mộ chum hơn 2.000 năm ở TPHCM - Điểm Đến